Hướng dẫn cách bảo quản sữa và đồ ăn dặm cho bé đúng chuẩn

Ăn dặm: Những lưu ý khi Chế biến và bảo quản cháo cho trẻ
Ăn dặm: Những lưu ý khi Chế biến và bảo quản cháo cho trẻ

Hướng dẫn cách bảo quản sữa và đồ ăn dặm cho bé đúng chuẩn

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC, mới đưa ra 10 thói quen sai lầm mà các bậc cha mẹ thường mắc phải trong quá trình bảo quản và chế biến thức ăn. Các vấn đề này xảy ra sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể về các vụ ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ. Trong đó, có một số thói quen mà người Việt ta thường hay mắc phải như ngửi, nếm nhằm kiểm tra xem các loại thực phẩm đó còn có ăn được hay không. Điều này là hoàn toàn không nên vì thực tế biện pháp này không còn chính xác, bởi ở một số loại vi khuẩn có khả năng tạo ra chất độc nhưng lại không làm thay đổi hay ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm. Hình ảnh: Việc bảo quản thực phẩm đúng cách có vai trò rất quan trọng Hơn nữa, việc làm đó còn có thể gây độc cho người thử, đặc biệt sẽ rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Do vậy trước khi bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm, bên cạnh việc lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với bé thì bạn cũng cần biết cách bảo quản các nguyên liệu và thức ăn dặm cho bé. Đây là điều rất cần thiết để làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn và đảm bảo chất dinh dưỡng của thực phẩm được giữ lại tối đa. Dưới đây hãy cùng Nana’s House tìm hiểu ngay các cách bảo quản sữa và thực phẩm ăn dặm cho bé nhé!

Bảo quản các loại sữa

Sữa mẹ

Sữa mẹ là một sản phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng để giúp bé phát triển. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho bé ti trực tiếp do vậy việc lưu trữ và bảo quản sữa là rất cần thiết, cụ thể: Hình ảnh: Thời gian sữa được lưu trữ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ – Ở nhiệt độ phòng, sau khi vắt ra sữa mẹ tốt nhất chỉ nên dùng trong khoảng 4 tiếng – Khi bảo quản nhiệt độ từ 0-4°C ba mẹ nên cho bé sử dụng không quá 5 ngày – Còn khi bảo quản ở buồng lạnh đặc biệt của tủ lạnh sẽ lưu trữ được không quá 2 tuần – Riêng bảo quản sữa mẹ trong tủ đông với mức nhiệt dưới -18°C, loại sữa này có thể lưu trữ đến 6 tháng Lưu ý: Cho dù bảo quản sữa mẹ ở bất kỳ hình thức nào thì trước khi cho bé sử dụng ba mẹ đều cần hâm nóng lại và chỉ nên sử dụng chúng trong vòng không quá 2 giờ.

Bài Hay  Những dụng cụ cần thiết để chế biến và bảo quản đồ ăn dặm cho bé

Sữa công thức

Sữa công thức không còn xa lạ gì với các bé và có thể sử dụng đơn giản và nhanh chóng. Do vậy ba mẹ chỉ nên pha lượng đúng theo nhu cầu của bé theo hướng dẫn cách pha có trên vỏ hộp. Tuyệt đối không được tự ý thêm bất cứ thứ gì vào sữa công thức của bé, bao gồm cả đường, dầu ăn,… Vì việc đó sẽ làm sai đi công thức dinh dưỡng cho trẻ, khiến trẻ dễ mắc các vấn đề tiêu hóa và kém hấp thu. Hình ảnh: Loại sữa này mẹ chỉ nên cho bé ăn ngay sau khi pha Ngoài ra nếu hai mẹ con phải đi ra ngoài lâu bạn hãy nhớ chuẩn bị sữa và pha sẵn cho bé, lưu ý lượng sữa này cũng chỉ nên dùng trong khoảng 4 giờ. Trong trường hợp phải đi lâu hơn 4 giờ, các mẹ nên mang theo bột sữa để trong hộp kín và đi mua hoặc xin nước sôi sạch để pha cho bé khi cần.

Lưu trữ các loại thịt heo, thịt bò

Khi mua thịt về để bảo quản cho bé ăn dặm các mẹ có thể bảo quản theo 2 cách, cụ thể: – Nếu các mẹ muốn sử dụng ngay có thể để trong ngăn mát ở nơi có nhiệt độ lạnh nhất như hộp trên cùng gần ngăn đá, cách lưu trữ này có thể sử dụng trong 2 ngày. Hình ảnh: Các loại thịt giàu protein nên rất dễ nhiễm khuẩn nên cần được bảo quản sớm – Còn muốn để được thời gian lâu hơn mẹ nên để ở trên ngăn đá có nhiệt độ nhỏ hơn -18°C. Tuy nhiên trước khi đem cất các mẹ nên chia nhỏ thịt trước hoặc xay nhuyễn. Với cách thức này thịt có thể lưu trữ suốt 3 tháng, nhưng khi sử dụng cho trẻ nhỏ theo Hiệp Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Anh (HHDD) chỉ nên cho bé sử dụng trong 7 ngày khi lưu trữ theo cách này là an toàn nhất.

Bài Hay  Cách bảo quản thức ăn dặm đảm bảo giữ nguyên chất dinh dưỡng cho bé

Bảo quản các loại cá, hải sản và thịt gà

Với các loại thực phẩm như cá, hải sản và thịt gà mẹ có thể bảo quản theo các cách sau: Hình ảnh: Để bảo quản thực phẩm được lâu mẹ hãy cất vào ngăn lạnh có nhiệt độ thấp hơn -18°C nhé – Khi để ở ngăn mát trong nơi có nhiệt độ thấp nhất, mẹ chỉ nên cho bé sử dụng trong vòng 1 ngày. – Còn để ngăn đá với mức nhiệt dưới -18°C có thể để trong suốt 3 tháng nhưng với bé mẹ chỉ nên sử dụng trong 4-5 ngày là an toàn.

Lưu trữ rau củ, quả, nấm

Rau củ quả được chia ra nhiều loại, mỗi loại lại có một đặc tính khác nhau do đó khi bảo quản loại thực phẩm này cho bé mẹ nên chú ý: – Với các loại rau cho lá: mẹ hãy để luôn chúng vào ngăn mát tủ lạnh mà không cần rửa trước. Rau có lá có thể dùng trong 2 – 4 ngày là tốt nhất. – Với các loại củ: có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong 10 ngày. Ví dụ: bí đỏ (1 tuần); cà chua (3-4 ngày); cà rốt (2 tuần); dưa leo (1 tuần), ngô (2-3 ngày khi còn vỏ và 1-2 ngày khi đã tách hạt). Lưu ý trong trường hợp đã nấu chín hoặc nghiền nát phải lưu trữ chúng ở ngăn đá và chỉ nên dùng trong 2-3 tuần. – Với các loại quả: Mỗi loại quả sẽ có những đặc tính khác nhau và có thời gian sử dụng khác nhau để đảm bảo được lượng dinh dưỡng tốt, cụ thể: chuối (1-2 ngày); đu đủ (7 ngày); nho (5 ngày); bơ (2-5 ngày); dưa hấu (5 ngày); mãng cầu (3 ngày),… – Với các loại nấm: sau khi mua về, hãy lấy khăn giấy loại sạch bụi bẩn đất bám trên nấm, tiếp đó bỏ vào túi giấy và lưu trữ trong tủ lạnh không quá 5 ngày.

Bài Hay  Mẹo hay bảo quản rau củ ăn dặm cho bé

Nguyên tắc rã đông các thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh

Sau quá trình lưu trữ bảo quản thực phẩm sau khi lấy ra để nấu cho trẻ các mẹ cần quan tâm đến một vài điểm sau: – Nên rã đông bằng cách để thực phẩm dưới vòi nước chảy đã được bao kín hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. – Tuyệt đối không rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng đặc biệt là các loại cá, hải sản hay gà vì sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. – Hoặc mẹ có thể sử dụng lò vi sóng rã đông. Tuy nhiên cần lưu ý thực hiện rã đông bằng cách này thì cần chế biến ngay sau đó. Để đảm bảo quá trình bảo quản tốt nhất bố mẹ cần ghi lại ngày lưu trữ và hạn sử dụng tránh trường hợp sử dụng thực phẩm đã lưu trữ quá lâu! Chúc các mẹ thành công!

Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu Pregnacare max có cần uống thêm gì không?

Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu Pregnacare max có cần uống thêm gì không?

Tại sao nên nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian đầu đời của bé?

Tại sao nên nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian đầu đời của bé?

Biếng ăn là gì? Nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ?

Biếng ăn là gì? Nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ?

Quy trình tắm cho bé vào những ngày có thời tiết lạnh an toàn nhất

Quy trình tắm cho bé vào những ngày có thời tiết lạnh an toàn nhất

Những loại thực phẩm dễ gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ

Những loại thực phẩm dễ gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ

6 mẹo chăm sóc trẻ nhỏ đơn giản mà cha mẹ nào cũng nên biết

Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn cách bảo quản sữa và đồ ăn dặm cho bé đúng chuẩn. Thông tin do Thu Vien Son Tra chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Leave a Comment