Các tật của mắt và cách khắc phục, vật lí 11

Lý thuyết về Các tật của mắt và cách khắc phục thuộc chủ đề Vật lí 11 Quang hình

Cấu tạo quang học của mắt

Các tật của mắt và cách khắc phục, vật lí 11 4

Mắt được cấu tạo từ hai bộ phận chính cực kỳ quan trọng. Đó là thể thủy tinh và màng lưới (hay còn được gọi là võng mạc).

  • Thể thủy tinh: được xem là một thấu kính hội tụ sinh học, tính chất của thể thủy tinh là mềm và trong suốt, dễ dàng dẹt xuống hoặc phồng lên. Nguyên nhân gây quá trình thay đổi này là do cơ vòng đỡ thể thủy tinh giãn ra hay bóp lại, đồng thời làm cho tiêu cự của nó thay đổi.

  • Màng lưới: nằm ở đáy mắt, tại đây ta sẽ nhìn thấy rõ nét ảnh của một vật bất kì.

Bài Hay  SGK Sinh Học 8 - Bài 50. Vệ sinh mắt

Đặc điểm của mắt Mắt bình thường (theo vật lí 11)

  • Điểm cực cận $C_{C}$ cách mắt 25cm = $OC_{C}$ = Đ
  • Điểm cực viễn $C_{V}$ ở vô cùng => $OC_{V}$ = ∞
  • Khoảng nhìn rõ của mắt [$C_{C}$; $C_{V}$]

Công thức thấu kính mắt

  • Độ tụ \[D = \dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} +\dfrac{1}{OV}\]
  • Khi quan sát ở vô cực (không điều tiết): d = ∞

\[D = \dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{OV}\]

  • Khi quan sát ở cực cận (điều tiết tối đa): d = OC$_{c}$ = Đ

\[D = \dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{Đ} +\dfrac{1}{OV}\]

  • Khi chuyển từ trạng thái quan sát vật sang vị trí cách mắt d1 sang trạng thái quan sát vật ở vị trí cách mắt d2 thì độ biến thiên độ tụ của mắt là

\[\Delta D = \dfrac{1}{d_2}- \dfrac{1}{d_1}\]

  • Khi chuyển trạng thái từ không điều tiết sang điều tiết tối đa

\[\Delta D =\dfrac{1}{OC_C} – \dfrac{1}{OC_V}\]

Năng suất phân ly của mắt

tan α = \[\dfrac{AB}{OA}\]

Mắt cận thị và cách khắc phục

– $f_{max}$ < OV; $OC_{C}$ < Đ = 25cm; $OC_{V}$ hữu hạn

Bài Hay  Phương pháp giải bài tập Các tật của mắt và Cách khắc phục môn Vật Lý 11

– cách khắc phục

cách 1: đeo kính phân kỳ để nhìn xa như mắt bình thường, tức là vật đặt ở vô cùng cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực viễn.

d = ∞ => $d’ = – O_{k}C_{V} = -(OC_{V} – L) = f_{k}$ → $D_{k} = \dfrac{1}{f_k}$

trong đó

  • L = $OO_{k}$: khoảng cách từ mắt đến kính
  • Kính đeo sát mắt => L = 0 => $f_{k}$ = $-OC_{V}$
  • $f_{k}$: tiêu cực của kính

cách 2: đeo kính phân kỳ để nhìn gần như mắt bình thường tức là vật đặt cách mắt 25cm cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực cận

d = 25cm – L; $d’ = -O_{k}C_{C} = – (OC_{C} – L)$

Độ tụ $D_{k} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{d’}$

Kính đeo sát mắt: $D_{k} = \dfrac{1}{0,25} + \dfrac{1}{-OC_C}$

Mắt viễn thị và cách khắc phục

– $OC_{C}$ > Đ = 25cm; $f_{max}$ > OV

– Cách khắc phục: đeo kính hội tụ để nhìn gần như mắt thường tức là vật đặt cách mắt 25cm cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực cận

Bài Hay  Khúc xạ mắt là gì? Các tật khúc xạ của mắt và cách khắc phục

$d’ = – O_{k}C_{c} = -(OC_{c} – L); d = 25cm -L$

$D_{k} = \dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d}+ \dfrac{1}{d’} > 0$

Mắt bị lão thị khắc phục như bị viễn thị

Xem thêm: bài tập mắt cận thị, cách khắc phục

Bạn đang xem bài viết: Các tật của mắt và cách khắc phục, vật lí 11. Thông tin do Thu Vien Son Tra chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Leave a Comment